Du học các nước

DU LỊCH THUỴ SĨ: Nắm bắt thông tin cần biết

DU LỊCH THUỴ SĨ: Nắm bắt thông tin cần biết

Lịch sử

Lịch sử của Thụy Sĩ gắn liền với địa lý vốn có một ảnh hưởng lớn đến việc quyết định sự phát triển và lối sống. Đất nước Thụy Sĩ mà chúng ta biết tới hôm nay chỉ mới định hình lần cuối cùng vào năm 1848.

 

Lịch sử Thụy Sĩ    

 

Lịch sử của Thụy Sĩ gắn liền với địa lý vốn có một ảnh hưởng lớn đến việc quyết định sự phát triển và lối sống. Đất nước Thụy Sĩ mà chúng ta biết tới hôm nay chỉ mới định hình lần cuối cùng vào năm 1848. Trước đó, chúng ta khó có thể nói là “lịch sử Thụy Sĩ”, mà là lịch sử hình thành Liên bang Thụy Sĩ ngày nay.  

Các giai đoạn hình thành của Thụy Sĩ (1291 - 1815):

 

Năm

Sự kiện

1291

Ba bang Uri, Schwyz và Unterwalden – cũng gọi là "Ur-Kantone" hợp nhất để chống lại những kẻ xâm lược xung quanh, khởi đầu cho sự thành lập liên bang vào ngày mùng 1 tháng 8 năm 1291 trên một quả núi nhỏ có tên "Rütli"

1332

Luzern gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1351

Zürich gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1352

Glarus và Zug gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1353

Bern gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1460

Thành lập trường đại học Bern sau này là trường đại học đầu tiên của Thụy Sĩ

1481

Fribourg và Solothurn gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1500

Bắt đầu thời kỳ Phục Hưng, mọi người trở nên quan tâm tới khoa học

1501

Basel và Schaffhausen gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1513

Appenzell gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1522

Bắt đầu Phong trào cải cách

1648

Tuyên bố Độc lập - Thụy Sĩ trở thành một Quốc gia độc lập

1803

Sankt Gallen, Graubünden, Thurgau, Ticino, Aargau và Vaud gia nhập Liên bang Thụy Sĩ

1812

Liên bang Thụy Sĩ công bố thái độ trung lập

1815

Valais, Neuchâtel và Genéve gia nhập Liên bang Thụy Sĩ - Thụy Sĩ có các đường biên giới cuối cùng. Tới năm 1848 Thụy Sĩ chuyển đổi từ một Liên hiệp các bang sang một Liên bang. Hiến pháp Liên bang đầu tiên được xây dựng.

Địa lý 

 

Thụy Sĩ có diện tích 41,285 km2 (15,940 dặm vuông). Diện tích sản xuất - diện tích không có hồ, sông, hoặc thực vật - chiếm 30,753 km2 (11,870 dặm vuông). 

 

 Địa lý Thụy Sĩ   

 

Thụy Sĩ có diện tích 41,285 km2 (15,940 dặm vuông). Diện tích sản xuất - diện tích không có hồ, sông, hoặc thực vật - chiếm 30,753 km2 (11,870 dặm vuông).

Tọa độ địa lý:

- Điểm cực phía bắc: N 47o 48’ 35’’

- Điểm cực phía nam: S 45o 49’ 08’’

- Điểm cực phía đông: E 10o 29’ 36’’

- Điểm cực phía tây: E 5o 57’ 24’’

Khoảng cách từ bắc tới nam là 220 km (137 dặm) và từ đông sang tây là 350 km (217 dặm)

Jura (10%), Plateau hay Middle land (30% - vùng trung tâm) và Alps (60%) hình thành ba vùng địa lý chính của Thụy Sĩ.

Múi giờ:

Thụy Sĩ nằm trong múi giờ Trung Âu (Central European Time zone – CET hay Middle European Time zone - MET), múi giờ trước 1 giờ của giờ Greenwich (GMT + 1).

Giờ mùa hè (ngày bắt đầu sớm hơn 1 tiếng so với giờ mùa đông) bắt đầu từ đầu mùa xuân và kết thúc vào cuối mùa thu, chỉ cùng một giờ với các quốc gia của EU.

Núi:

Thụy Sĩ sở hữu khoảng 20% dãy núi Alps. Xấp xỉ 100 đỉnh gần hoặc cao hơn 4000 m (13125 feet) trên mực nước biển. Nhiều khu vực núi được phát triển, có tàu điện, đường sắt răng cưa, xe cáp treo trên không và nhiều phương tiện vận tải khác. Các ngọn núi Thụy Sĩ nổi tiếng với các môn thể thao leo núi, trượt tuyết, đi xe đạp, đi bộ và nhiều hoạt động giải trí khác.

Đường đèo:

Thụy Sĩ nổi tiếng về những con đường đèo. Đây là những con đường quan trọng giữa phần phía bắc và phía nam Châu Âu.

Sông băng:

Có hơn 3000 km2 sông băng ở Thụy Sĩ, số lượng sông băng đang giảm dần.

Khí hậu và các mùa    

Sự đa dạng của Thụy Sĩ được phản ánh trong khí hậu, bất chấp diện tích nhỏ bé. Dãy Alps là một yếu tố quan trọng ở đây, như là một tấm chắn, bởi vậy thời tiết ở miền bắc thường khác biệt so với thời tiết miền nam. Có thể nhận thấy mùa đông ở miền nam dịu hơn ở miền bắc. Thêm vào đó lượng mưa cũng rất khác biệt.

Về mặt khí hậu Thụy Sĩ nằm trong một vùng chuyển tiếp. Ở phía tây có ảnh hưởng mạnh của Đại Tây Dương. Gió mang rất nhiều ẩm vào Thụy Sĩ và gây mưa. Ở phía đông, khí hậu chủ yếu là lục địa, với nhiệt độ thấp hơn và ít mưa hơn. Mặt khác, dãy Alps - chạy từ đông sang tây – có tác động như một dải ngăn cách khí hậu. Phía nam dãy Alps, khí hậu chủ yếu là khí hậu Địa Trung Hải, với nhiệt độ cao và cũng nhiều mưa.

Các mùa được phân chia khá rõ ràng. Mùa xuân (tháng 3 đến 5) cây cối ra hoa và đồng cỏ xanh trở nên xanh tươi. Mùa hè nhiệt độ tăng lên tới 25-30 độ C (77-86 độ Fahrenheit). Mùa thu (tháng 9 đến 11) hoa quả chín, sau đó lá cây chuyển sang màu nâu và rụng xuống. Mùa đông phong cảnh thay đổi hoàn toàn bởi tuyết trắng bao phủ khắp nơi.

Nói chung, mùa xuân ẩm và mát mẻ, tháng 4 nổi tiếng về sự thay đổi nhanh chóng và thường xuyên của các điều kiện thời tiết. Mùa hè ấm và khô với nhiệt độ tối đa lên tới 35°C (95°F). Nhiệt độ phụ thuộc chủ yếu vào độ cao, mức zero (0°C or 32°F) có thể có ở độ cao 4000 m trên mực nước biển (13125 feet). Mùa thu thường khô, nhưng mát. Nhiệt độ sẽ hạ xuống nhiều vào tháng 9 hoặc 10, với mức zero ở độ cao khoảng 2000 m trên mực nước biển (6560 feet). Mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ có thể xuống dưới 0°C ở khắp nơi trên đất Thụy Sĩ, đặc biệt vào ban đêm. Trong dãy Alps, thường có rất nhiều tuyết, nhưng thậm chí ở các độ cao thấp hơn, thỉnh thoảng vẫn có tuyết rơi dầy cả foot (đơn vị đo chiều dài Anh bằng 0,3048 m).

 

Ba vùng địa lý     

 

Vùng cao nguyên Thụy Sĩ  (Plateau hay Middle)   

 

Vùng Plateau trải dài từ hồ Geneva ở miền tây nam tới hồ Constance ở miền đông bắc, với độ cao trên mặt nước biển trung bình là 580 m (1902 ft).

Vùng này chiếm khoảng 30% diện tích bề mặt của quốc gia, nhưng là nhà của hai phần ba dân số. Có 450 người trên mỗi km vuông. Ít có khu vực nào ở Châu Âu có mật độ dân số cao hơn.

Hầu hết các ngành công nghiệp và đất chăn nuôi, trồng trọt của Thụy Sĩ được tập trung ở vùng Plateau.

Vùng Jura

Jura là một dãy núi đá vôi kéo dài từ hồ Geneva lên phía bắc tới sông Rhine, chiếm khoảng hơn 10% diện tích bề mặt của Thụy Sĩ. Nằm ở độ cao trên mực nước biển trung bình là 700 m (2300 ft), đây là cao một cao nguyên đẹp như tranh với các thung lũng và những dòng sông.

Vô số hóa thạch và các dấu vết khủng long đã được tìm thấy trong vùng Jura, nơi được lấy tên đặt  cho thời kỳ kỷ Jura. Các khối đá của Jura đã được hình thành trong thời gian từ 208 triệu đến 144 triệu năm trước. Các khối đá thời kỳ kỷ Jura được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng vùng Jura là nơi đầu tiên được nghiên cứu, vào cuối thế kỷ 18.

Vùng Alps

Dãy Alps kéo dài khoảng 200 km (125 dặm), với độ cao trên mực nước biển trung bình 1700 m (5576 ft), và bao phủ gần hai phần ba tổng diện tích bề mặt của Thụy Sĩ. Đường tuyết (độ cao có tuyết) bắt đầu từ 2.500 m (8.200 ft). Có 48 ngọn núi có độ cao từ 4.000 m (13.120 ft) trở lên và khoảng 1.800 sông băng.

Dãy núi cao nhất ở Thụy Sĩ là Dufourspitze tại bang Valais, cao 4634 m (15203 ft).

Dãy Alps cung cấp các hình thức giải trí và thư giãn cho người dân thành phố. Các đường sắt trên núi đã được xây dựng, cũng như các trung tâm thể thao, các khách sạn và các nhà nghỉ. 60% du lịch được tập trung trong dãy Alps và vùng chân núi, cung cấp công việc trong vùng núi, nhưng cũng gây ra các vấn đề sinh thái. 75% du khách đến đây bằng xe ô tô riêng.

 

 

Sông và hồ 

 

  

 

Thụy Sĩ có 6% trự lượng nước ngọt của Châu Âu. Sông Rhine, Rhone và Inn đều bắt nguồn từ đây, mặc dù dòng chảy hướng về ba biển khác nhau: sông Rhein với các nhánh Aare và Thur đổ 67,7% lượng nước vào Biển Bắc. Sông Rhone và Ticino chảy 18% vào biển Địa Trung Hải. Sông Inn chảy 4,4% vào Biển Đen.

Thác Rhine, một vài km xuôi dòng từ Schaffhausen, là thác nước lớn nhất Châu Âu, rộng 150 m (450 ft) và cao 25 m (80 ft).

Thêm vào đó, Thụy sĩ có trên 1.500 hồ. Hai hồ lớn nhất, hồ Geneva và Constance, nằm trên biên giới. Hồ Geneva được chung với Pháp, và hồ Constance với Đức và Áo. Hồ Geneva, nằm trên dòng chảy của sông Rhone, là hồ nước ngọt lớn nhất ở trung tâm Châu Âu.

Hồ lớn nhất nằm trọn vẹn trong lãnh thổ Thụy Sĩ là hồ Neuchâtel với diện tích 218.4 km vuông (84.3 dặm vuông). Tuy nhiên, có lẽ hồ nổi tiếng nhất là hồ Lucerne ở trung tâm Thụy Sĩ (113.7 km vuông/ 44 dặm vuông).

Ngoài ra, cũng có nhiều hồ đập nước, chủ yếu để dẫn động tua-bin các nhà máy thủy điện. 

 

Kinh tế 

 

Nền kinh tế của Thụy Sĩ dựa vào lực lượng lao động trình độ cao thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và chất lượng hàng đầu. Các lĩnh vực chính gồm có: ...

 

Nền kinh tế Thụy Sĩ

 

 

Nền kinh tế của Thụy Sĩ dựa vào lực lượng lao động trình độ cao thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng và chất lượng hàng đầu. Các lĩnh vực chính gồm có công nghệ vi mô, công nghệ cao, công nghệ sinh học và dược phẩm, cũng như trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm. Khu vực dịch vụ hiện đang sử dụng số lượng lao động lớn nhất.

Hầu hết người lao động ở Thụy Sĩ được sử dụng bởi các công ty nhỏ và vừa, những công ty này đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thụy Sĩ.

Người Thụy Sĩ yêu cầu các hoạt động kinh tế phải có càng ít tác động đến môi trường càng tốt. Chính sách năng lượng và vận tải của Thụy Sĩ hướng tới thân thiện với môi trường.

Giai đoạn tăng trưởng kinh tế không giới hạn của Thụy Sĩ đã qua. Nỗi lo lắng bị thất nghiệp là một trong những mối quan tâm chính của người Thụy Sĩ trong vài năm gần đây.

 

Phụ thuộc vào thương mại

 

Thụy Sĩ thực sự không có nguồn tài nguyên khoáng sản nào và diện tích bề mặt cũng hạn chế. Sự giàu có của họ phụ thuộc vào ngoại thương. Thị trường nội địa nhỏ bé - tổng số dân chỉ hơn 7.700.000 người – là một yếu tố khuyến khích các nhà sản xuất Thụy Sĩ tìm kiếm thị trường bên ngoài: họ cần thị trường nước ngoài để khai thác xứng đáng với những đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Thụy Sĩ nhập khẩu các nguyên liệu thô và xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao. Năm 2003 giá trị của một tấn hàng hóa xuất khẩu bằng hai phẩy hai nhăm lần giá trị của cùng khối lượng nhập khẩu.

 

Nghiên cứu và phát triển

 

Nền kinh tế Thụy Sĩ không xây dựng trên cơ sở sản xuất theo số nhiều mà theo sản phẩm chất lượng cao và đội ngũ công nhân được đào tạo tốt. Nhiều công ty đi theo một chiến lược mà họ gọi là “niche strategy”, tập trung vào một ít dòng sản phẩm chất lượng cao. Và kết quả là vài công ty dù nhỏ nhưng đã có đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới trong lĩnh vực chuyên sâu của họ.

Trên hết, các lĩnh vực quan trọng để Thụy Sĩ xuất khẩu là công nghệ vi mô, công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghiệp dược phẩm và kỹ nghệ ngân hàng và bảo hiểm.

Các sản phẩm của Thụy Sĩ có thể đòi hỏi giá cao trên thị trường thế giới bởi vì những người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho chất lượng cao. Nhưng với một chính sách như thế, các công ty Thụy Sĩ không thể nghỉ ngơi trên những thành tựu của họ. Phải tập trung cao độ vào nghiên cứu và phát triển. Tại Thụy Sĩ, tỷ lệ phần trăm lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cao hơn ở các quốc gia công nghiệp hóa khác.

Trên 2,9% tổng sản phẩm quốc gia được chi cho nghiên cứu năm 2004. Phần lớn tài chính – hơn hai phần ba - được cung cấp bởi bộ phận tư nhân.

 

Bối cảnh quốc tế

 

Các công ty Thụy Sĩ cực kỳ cạnh tranh trên các thị trường thế giới. Trong một số lĩnh vực, hơn 90% hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu. Các hạng mục xuất khẩu nổi tiếng nhất là đồng hồ, sôcôla và phomát, nhưng trên thực tế cơ khí và kỹ thuật điện và hóa chất cùng nhau chiếm hơn nửa tổng thu nhập xuất khẩu của Thụy Sĩ.

Các khu vực nơi Thụy Sĩ là một nhà cung cấp hàng đầu bao gồm khung dệt vải, giấy và máy in, các công cụ cơ khí, thang máy và thang cuốn, thiết bị đóng gói và thiết bị đường sắt. Tuy nhiên, nhiều bộ phận của các hạng mục này giờ đây đang được sản xuất ở nước ngoài.

 Tư vấn, bảo hiểm và du lịch cũng là một phần của thương mại xuất khẩu. Riêng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá khoảng 25.000 franc – 16.000 đôla – tính trên đầu người một năm, theo số liệu của OSEC, cơ quan xúc tiến ngoại thương Thụy Sĩ.

Các đối tác thương mại chính của Thụy Sĩ là các thành viên EU. Đối tác lớn nhất là Đức. Năm 2005 tiếp theo thứ tự giảm dần là Ý, Pháp, Áo, Mỹ và Anh. Năm 2005, 62,3% xuất khẩu đi tới các nước EU, và 80% nhập khẩu đến từ các quốc gia EU. Điều này bất chấp thực tế rằng người Thụy Sĩ đã bỏ phiếu không gia nhập cộng đồng chung Châu Âu.

Chính sách kinh tế Thụy Sĩ luôn luôn dựa trên tự do thương mại, với mức thuế nhập khẩu thấp và hầu như không có hạn ngạch nhập khẩu - chỉ duy nhất một ngoại trừ là cho sản xuất nông nghiệp. Thậm chí có nhiều hạn chế đang được nới lỏng nhờ một kết quả của các hiệp định gần đây với EU.

 

 

Đăng ký tư vấn

Zalo
service_detail-service